Tập Đoàn Volkswagen và Hành trình thâu tóm các hãng xe danh tiếng

Tập đoàn Volkswagen hiện đang sở hữu 12 thương hiệu danh giá bao gồm các hãng xe ô tô bình dân, xe hạng sang, siêu xe, xe thương mại, xe phân khối lớn,… Ít người biết rằng trước khi trở thành “gã khổng lồ” như hiện tại, Volkswagen chỉ là thương hiệu sản xuất xe bình dân được thành lập bởi Mặt trận Lao động Đức.

Đôi nét về Tập đoàn Volkswagen

Volkswagen (Volkswagen AG – Volkswagen Aktiengesellschaft) là tập đoàn chuyên sản xuất xe ô tô được chính phủ Đức thành lập vào năm 1937. Trụ sở chính đặt tại Wolfsburg (Đức). Ban đầu, công ty được Đức Quốc xã trực tiếp điều hành với mục tiêu là sản xuất các mẫu ô tô dành cho người dân với giá thành rẻ. Mục tiêu này được thể hiện rõ qua tên gọi của hãng (trong tiếng Đức, Volkswagen có nghĩa là xe của nhân dân).

Mặc dù xuất phát điểm là hãng xe bình dân nhưng Volkswagen đã vươn lên vị trí dẫn đầu và dần thâu tóm các thương hiệu xe sang trên thế giới. Đến nay, những dòng xe mang logo Volkswagen vẫn không thực sự được nhiều người biết đến nhưng ít ai ngờ rằng, tập đoàn này là công ty mẹ của một loạt những thương hiệu xe sang, đẳng cấp hàng đầu.

Kỹ sư người Áo – Ferdinand Porsche được Mặt trận Lao động Đức thuê vào năm 1934 và ông cũng chính là người thiết kế chiếc xe đầu tiên mang thương hiệu Volkswagen. Vào năm 1938, chính phủ Đức đã cho xây dựng nhà máy ở bang Lower Saxony để sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra vào năm 1939, Volkswagen đã chuyển đổi mục đích thành nơi sản xuất phương tiện và thiết bị quân sự.

Sự tham gia của Volkswagen vào chiến tranh đã khiến nhà máy trở thành mục tiêu ném bom của quân đồng minh. Kết quả, nhà máy bị hư hại nặng nề và gần như không thể sử dụng. Vào năm 1949, chính phủ Anh đã trao trả nhà máy Volkswagen cho chính phủ Tây Đức và chính quyền bang Lower Saxony.

tập đoàn volkswagen
Volkswagen chỉ thực sự phát triển từ năm 1950 sau khi được chính phủ Anh trao trả cho chính quyền Tây Đức

Sau khi được trao trả, công ty Volkswagen đã có những bước phát triển vượt trội từ những năm 1950. Những mẫu xe của hãng có kích thước nhỏ, bầu bĩnh và giá thành hợp lý nên rất “được lòng” khách hàng. Không chỉ được yêu thích trong nước, các mẫu xe của hãng cũng được nhập khẩu đến rất nhiều quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ.

Mặc dù đạt được thành công vang dội nhưng Volkswagen không “ngủ quên trên chiến thắng”. Bằng chứng là hãng luôn linh hoạt và thể hiện tầm nhìn xa thông qua việc thay đổi định hướng phát triển. Cũng chính vì vậy mà hãng xe này liên tục dẫn đầu doanh số tại Đức và Mỹ.

Từ năm 1960 trở đi, công ty gần như đã không còn thuộc sở hữu của chính phủ vì 60% cổ phần thuộc sở hữu của tư nhân. Trong quá trình phát triển của mình, tập đoàn Volkswagen đã nhạy bén trong việc thâu tóm các thương hiệu xe hạng sang và xây dựng nhà máy sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tập đoàn Volkswagen sở hữu những thương hiệu nào?

Thực tế, các dòng xe của Volkswagen chỉ thực sự được ưa chuộng ở Châu Âu và một số quốc gia Châu Mỹ. Ở nước ta, các dòng xe của thương hiệu này chưa thực sự có doanh số ấn tượng. Dù vậy, cái tên Volkswagen được biết đến vì đây là tập đoàn sản xuất xe ô tô đa quốc gia sở hữu những cái tên danh giá như:

Tập đoàn Volkswagen các công ty con
Ngoài thương hiệu Volkswagen, tập đoàn này còn sở hữu một loạt các công ty con và những thương hiệu xe danh giá
  • Audi
  • Bentley
  • Porsche
  • Lamborghini
  • SEAT
  • Volkswagen
  • Skoda

Tập đoàn Volkswagen còn sở hữu thương hiệu xe máy Ducati, xe thương mại MAN, Scania,… Bên cạnh đó, Volkswagen còn sở hữu 24% cổ phần thuộc phân khúc xe 2 bánh của Tập đoàn Suzuki (Nhật Bản). Việc sở hữu một loạt các thương hiệu nổi tiếng đã giúp tập đoàn này vươn lên vị trí dẫn đầu về sản xuất xe hơi.

Trong những năm gần đây, doanh số của Volkswagen vẫn tăng lên không ngừng mặc dù tập đoàn này phải đối mặt với nhiều vụ kiện. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không thể phủ nhận sự lớn mạnh của “gã khổng lồ” Volkswagen.

Hành trình thâu tóm các hãng xe danh tiếng của Volkswagen

Nếu xét về lịch sử hình thành, Volkswagen ra đời không quá sớm (1937). Dù vậy bằng sự nhạy bén và tầm nhìn xa, tập đoàn này không ngừng lớn mạnh và dần thâu tóm những hãng xe danh tiếng. Sự phát triển ngoài mong đợi đã giúp Volkswagen tiến xa và không còn gắn liền với những mẫu xe bình dân như mục tiêu ban đầu.

Hành trình thâu tóm các thương hiệu danh tiếng của Tập đoàn Volkswagen (Đức):

1. Audi (Đức)

Audi là thương hiệu xe sang của Đức thuộc sở hữu của Tập đoàn Volkswagen. Tiền thân của hãng xe này là hãng xe và đội đua Audi Union AG. Được thành lập từ việc sáp nhập 4 công ty bao gồm Audi, Horch, Wanderer và DKW nên logo của hãng là biểu tượng 4 vòng tròn chồng vào nhau.

Tập đoàn Volkswagen các công ty con
Auto Union AG được thành lập sau khi sáp nhập 4 công ty bao gồm Audi, Horch, Wanderer và DKW

Lịch sử của Audi bắt đầu vào năm 1909 và tên thương hiệu được đặt theo tiếng Latinh của “cha đẻ” August Horch. Trước khó khăn tài chính, hãng đã phải bán 88% cổ phần cho Auto Union AG vào tháng 4/1858. Tuy nhiên, tình hình tài chính của Audi vẫn không được cải thiện, Auto Union AG quyết định bán Audi cho Volkswagen vào năm 1962.

Tập đoàn Volkswagen các công ty con
Volkswagen chính thức sở hữu Audi vào năm 1962 và đây là hãng xe đầu tiên bị tập đoàn này thâu tóm

Sau khi toàn quyền sở hữu Auto Union AG và Audi, Volkswagen đã đầu tư chi phí khổng lồ để vực dậy thương hiệu xe sang này. Rất nhanh sau đó, Audi đã trở lên lớn mạnh và được nhắc đến như một biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp.

2. Lamborghini (Ý)

Lamborghini là hãng chuyên sản xuất siêu xe với giá bán đến hàng triệu đô. Tuy nhiên ít người biết rằng, hãng xe này thuộc sở hữu của Tập đoàn xe hơi đa quốc gia Volkswagen.

Volkswagen thâu tóm
Ít người biết rằng, hãng xe hàng đầu – Lamborghini thuộc sở hữu của Tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia Volkswagen

Lamborghini được thành lập vào năm 1963 để đối đầu với Ferrari. Ngay từ những sản phẩm đầu tiên, hãng xe của Ý đã nhận được sự ủng hộ của công chúng. Tuy nhiên, trước cuộc suy thoái kinh thế thế giới năm 1973, chủ sở hữu lúc bấy giờ – Ferruccio Lamborghini phải bán 51% cổ phần cho doanh nhân Georges Henri Rossetti người Thụy Sỹ. Liên tục sau đó, cổ phần của Lamborghini đã “qua tay” rất nhiều người và đến tháng 4/1987, công ty sản xuất xe hơi Chrysler đã sở hữu 100% cổ phần của Lamborghini.

Volkswagen thâu tóm
Sau khi bị Volkswagen thâu tóm, Lamborghini đã vượt lên vị trí số I thế giới và trở thành lựa chọn số I của giới tài phiệt

Mặc dù Lamborghini đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng cuối cùng đã bị Volkswagen thâu tóm vào năm 1998. Có thể nói, việc sở hữu thương hiệu danh giá Lamborghini đã giúp tập đoàn này thăng hạng trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Sau khi về tay của Volkswagen, Lamborghini đã thực sự vươn lên vị trí số I về sản xuất siêu xe.

3. Bentley (Anh)

Bentley là một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Anh. Ra đời vào năm 1919 bởi kỹ sư Walter Owen Bentley, hãng xe này nhanh chóng khẳng định được vị thế thông qua mẫu xe Bentley 3 Litre trứ danh. Tên tuổi của hãng được nhanh chóng “phủ rộng” khi tham gia giải đua lớn nhất hành tinh Le Mans 24h.

Volkswagen thâu tóm
Ngay cả hãng xe danh giá như Bentley (Anh) cũng bị “gã khổng lồ” Volkswagen thâu tóm trước những khó khăn về tài chính

Trước cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1930, Bentley buộc phải bán cho Rolls-Royce. Mặc dù cùng là hãng xe sang nhưng Bentley và Rolls-Royce không cùng mục tiêu phát triển. Chính vì vậy, vào năm 1998 hãng xe Anh Quốc đã bị thâu tóm bởi “ông lớn” Volkswagen.

Từ vị trí “mờ nhạt” trên bản đồ, Bentley đã khẳng định được vị thế ngay sau khi về tay của tập đoàn này. Trong đó, phải kể đến những dòng xe mang về doanh số vô cùng ấn tượng như Bentley Continental GTBentley Bentayga.

4. Bugatti (Pháp)

Bugatti là thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới. Các dòng xe mang thương hiệu này là lựa chọn số 1 của những vị đại gia, tỷ phú và các thành viên hoàng gia. Lịch sử của Bugatti  bắt đầu từ năm 1909 tại thành phố Molsheim Pháp (thuộc nước Đức vào thời điểm đó).

Volkswagen thâu tóm
Volkswagen đã thâu tóm Bugatti vào năm 1998 sau 5 năm hãng xe này phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ

Sau khi cha đẻ của hãng – Ettore Bugatti và con trai của ông qua đời, hãng xe này tưởng chừng đã kết thúc kỷ nguyên của mình vì không có người lãnh đạo. Sau thời gian vật lộn với những rắc rối về tài chính, hãng đã phải bán cho rất nhiều cá nhân và tập đoàn. Đến năm 1980, doanh nhân người Ý có tên Romano Ariolo đã hồi sinh Bugatti. Tuy nhiên, vào năm 1995, hãng xe này buộc phải đóng cửa.

Trước miếng mồi “béo bở”, ông lớn Volkswagen đã không ngần ngại mua lại hãng xe này vào năm 1998 với mục tiêu là biến Bugatti trở thành thương hiệu hàng đầu. Vào thời điểm đó, không ít người ngờ vực về nước đi này của Volkswagen. Tuy nhiên, công ty đã khiến thế giới phải khâm phục vì đã hiện thực hóa giấc mơ đưa Bugatti trở lại vị trí dẫn đầu.

5. SEAT (Tây Ban Nha)

SEAT là hãng sản xuất xe ô tô của Tây Ban Nha ra đời vào năm 1950. Hãng được thành lập bởi công ty cổ phần nhà nước có tên Học viện Công nghiệp Quốc gia (INI). SEAT là thương hiệu xe hơi lớn của Tây Ban Nha có cơ sở hạ tầng hiện đại và đủ tiềm năng để phát triển lớn mạnh.

volkswagen sở hữu những thương hiệu nào
SEAT (Tây Ban Nha) là một trong những hãng xe danh tiếng thuộc sở hữu của Tập đoàn Volkswagen

Tuy nhiên trước sự phát triển lớn mạnh của các hãng xe Nhật Bản và Hàn Quốc, chính phủ đã bán thương hiệu xe này cho Tập đoàn Volkswagen vào năm 1986. Trụ sở của hãng được đặt tại Martorell và với sự dẫn dắt của tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, SEAT đã sản xuất được 500.000 chiếc xe chỉ trong năm 2000. Hiện tại, các hãng xe mang thương hiệu SEAT rất được ưa chuộng ở Châu Âu và đã được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới.

6. Skoda (Cộng hòa Séc)

Skoda (tên đầy đủ: Skoda Auto) là một trong những hãng xe hơi được thành lập từ rất lâu đời. Hãng xe này ra đời vào năm 1985 bởi Václav Laurin và Václav Klement. Thương hiệu Skoda nhanh chóng gây được ấn tượng với công chúng thông qua các sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý. Tuy nhiên đến năm 1914, Skoda đã bị chính phủ Cộng hòa Séc sử dụng với mục đích quân sự.

volkswagen sở hữu những thương hiệu nào
Skoda (Cộng hòa Séc) chính thuộc rơi vào tay của Volkswagen vào năm 2000 sau khi doanh số sụt giảm nghiêm trọng

Sau khi liên minh Áo – Hungary tan rã, Skoda bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn về tài chính. Liên tiếp sau đó, hãng xe này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn như hỏa hoạn năm 1924, bị phá hủy do chiến tranh vào những năm 1939 – 1945,…

Ở thời kỳ hòa bình, Skoda trở lại vị trí ban đầu với doanh số khá ổn. Tuy nhiên, việc lạc hậu trong quy trình sản xuất đã khiến cho doanh số của hãng sụt giảm và bị đánh giá tụt hậu hơn các hãng xe ô tô khác. Vào năm 1991, Skoda trở thành Công ty con của Tập đoàn Volkswagen và hoàn toàn thuộc sở hữu của tập đoàn này vào năm 2000.

7. MAN (Đức)

MAN (tên đầy đủ: Maschinenfabrik Augsburg – Nurnberg) là thương hiệu sản xuất xe thương mại hàng đầu của Đức. Hãng xe này được thành lập vào năm 1898 thông qua việc sáp nhập 2 công ty Maschinenbau-AG Nürnberg và Maschinenfabrik Augsburg AG. Đến năm 1908, công ty chính thức lấy tên gọi là MAN.

volkswagen sở hữu những thương hiệu nào
Hãng xe thương mại MAN (Đức) là một trong những thương hiệu thuộc sở hữu của “ông lớn” Volkswagen

Hãng xe này chuyên sản xuất xe tải hạng nặng và sản xuất động cơ diesel cho nhiều phương tiện. Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế Giới Thứ Hai và khủng hoảng kinh tế, công ty đã chuyển sang sản xuất linh kiện súng, pháo, đầu đạn, tàu ngầm,… Về sau, hãng tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và sản xuất xe thương mại.

Đến tháng 7/2011, “ông lớn” Volkswagen thể hiện rõ tham vọng khi mua lại 55.9% cổ phiếu và 53.7% cổ phần công ty của hãng xe MAN. Hiện tại, tập đoàn Volkswagen đang có ý định sáp nhập MAN với Scania để tạo nên thương hiệu sản xuất xe tải lớn nhất. Với tiềm lực sẵn có, công chúng rất mong chờ về những bước đi trong tương lai của Volkswagen.

8. Scania (Thụy Điển)

Scania (tên đầy đủ: Scania Aktiebolag) là hãng sản xuất xe thương mại của Thụy Điển. Hãng xe này chủ yếu sản xuất xe bus, xe tải hạng sang và động cơ diesel cho các phương tiện khác như tàu thủy,… Hiện tại, Scania có tổng cộng 10 nhà máy và sản phẩm của hãng được xuất khẩu tại gần 100 đất nước.

volkswagen công ty con
Scania từng là đại lý của Volkswagen nhưng chỉ 50 năm sau đã bị tập đoàn này thâu tóm

Scania được thành lập vào năm 1891 từ sự kiện sáp nhập công ty Scania và Vabis. Tương tự như các hãng xe khác, Scania cũng trải qua lịch sử thăng trầm do ảnh hưởng của chiến tranh.

Một điểm đặc biệt là Scania từng là đại lý của Volkswagen Beetle vào năm 1950. Không ai ngờ rằng 50 năm sau đó, hãng phải bán 37.4% cổ phần cho Volkswagen và trở thành công ty con của tập đoàn này. Hiện tại, Volkswagen đã sở hữu 70.94% cổ phần của Scania.

9. Ducati (Ý)

Không chỉ sở hữu các thương hiệu xe ô tô, tập đoàn Volkswagen còn thâu tóm Ducati – chuyên sản xuất xe phân khối lớn. Vào năm 1952, hãng đã cho ra mắt chiếc xe đầu tiên sau 2 năm nghiên cứu và phát triển. Hãng xe này gây ấn tượng với những mẫu xe phân khối lớn có tốc độ mạnh mẽ, ưu việt. Tên tuổi của hãng được công chúng biết đến nhiều hơn khi tham gia các giải đấu lớn trên hành tinh.

Đến năm 1996, Ducati phải chịu sự quản lý của Tập đoàn Texas Pacific Group. Sau đó không lâu, hãng mô tô danh giá của Ý đã bị Tập đoàn Volkswagen thâu tóm với mức giá 1 tỷ USD. Việc mua lại Ducati cho thấy tham vọng của Volkswagen trong việc đối đầu với BMW trong phân khúc xe mô tô.

10. Porsche (Đức)

Sự kiện mua bán giữa Porsche và Volkswagen được xem là thương vụ đình đám nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp xe ô tô. Thương vụ này nhận được sự quan tâm của những tín đồ yêu xe và tốn rất nhiều giấy mực của cánh truyền thông. Trước thương vụ mua bán, cả Porsche và Volkswagen đều là những thương hiệu sản xuất xe hơi hàng đầu của Đức.

Porsche được thành lập vào năm 1931 tại Áo và sản phẩm đầu tiên hãng sản xuất là chiếc xe theo mong muốn của Adolf Hitler. Tại thời điểm đó không xa, Hitler cũng yêu cầu Volkswagen sản xuất các mẫu xe bình dân để phục vụ cho nhu cầu của người dân.

Nếu như các thương hiệu xe sang dễ dàng bị Volkswagen nuốt trọn thì Porsche từng có tham vọng “nuốt trọn” tập đoàn này. Vào năm 2005, Porsche bất ngờ mua lại 20% cổ phần của Volkswagen và trở thành cổ đông lớn nhất. Liên tục sau đó, Porsche đã sở hữu đến 35.14% cổ phiếu của Volkswagen vào năm 2008 và tăng lên 50.76% vào năm 2009.

Tập Đoàn Volkswagen
Porsche thất bại ê chề trước tham vọng “nuốt trọn” tập đoàn Volkswagen

Tưởng chừng giấc mơ đang được hiện thực hóa nhưng Porsche đã phải nhận thất bại ê chề. Khủng hoảng tài chính diễn ra đột ngột vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã khiến Porsche vướng phải số nợ khổng lồ (hơn 16 tỷ euro). Trước tình hình này, Porsche phải bán cho nhà nước Qatar và chính tập đoàn Volkswagen.

Năm 2009, ông lớn Volkswagen sở hữu 49.9% cổ phần của Porsche và từng bước mua lại thương hiệu này. Thương vụ mua bán và sáp nhập giữa Porsche và Volkswagen chính thức hoàn thành vào năm 2011. Từ vị thế là cổ đông lớn nhất của Volkswagen nhưng chỉ sau 3 năm, Porsche trở thành thương hiệu thứ 10 của tập đoàn xe hơi lớn nhất thế giới.

11. Italdesign Giugiaro (Ý)

Italdesign Giugiaro là thương hiệu của Ý ra đời vào năm 1968. Thương hiệu này chuyên kết hợp với các hãng xe ô tô để sản xuất ra các mẫu xe ấn tượng. Sự phát triển và tiềm năng của Italdesign Giugiaro đã thu hút sự chú ý của “ông lớn” Volkswagen.

Vào năm 2010, Volkswagen thông báo đã chính thức sở hữu 90.1% cổ phần của Italdesign Giugiaro và 10% còn lại do gia đình Giugiaro sở hữu. Việc bán lại cho tập đoàn sản xuất xe hàng đầu được xem là bước đi đúng đắn vì đây là cơ hội để cái tên Italdesign Giugiaro đến gần hơn với công chúng.

12. Chuẩn bị thâu tóm Jaguar-Land Rover từ Tata Motors

Jaguar và Land Rover thuộc sở hữu của Tập đoàn sản xuất xe ô tô đa quốc gia của Ấn Độ – Tata Motors. Với tiềm năng vốn có, Jaguar và Land Rover hứa hẹn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai. Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, doanh số của hãng sụt giảm đột ngột do các lý do chính trị.

Vào năm 2019, “ông lớn” Volkswagen đã chi 40 tỷ USD với tham vọng thâu tóm Jaguar và Land Rover từ tay của Tata Motors. Mặc dù chưa hoàn tất thủ tục nhưng với sự lớn mạnh của gã khổng lồ Volkswagen, Jaguar và Land Rover sớm muộn cũng sẽ bị thâu tóm hoàn toàn. Nhiều nguồn tin cho biết, tập đoàn sản xuất xe ô tô của Đức sẽ tiến hành khai tử các dòng xe doanh số thấp, tập trung phát triển các mẫu SUV tiềm năng và tung ra các sản phẩm điện khí hóa để thu hút khách hàng.

Có thể thấy, sức mạnh của Volkswagen không thể hiện ở những dòng xe bình dân mà được khẳng định thông qua việc sở hữu một loạt các thương hiệu danh tiếng. Với tiềm lực sẵn có và sự linh hoạt, tầm nhìn xa, tập đoàn sản xuất xe ô tô lớn nhất hứa hẹn sẽ có những bước đột phá trong tương lai.

Tham khảo thêm:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *