Lái xe ô tô là quá trình cần phải học từ những điều cơ bản nhất để người lái có thể am hiểu rõ về xe, luật giao thông và các quy tắc khi lái xe. Như vậy chúng ta mới có thể tự tin khi điều khiển xe trên đường. Ở bài viết này hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các hướng dẫn lái xe ô tô cơ bản, mời bạn cùng tìm hiểu.
Hướng dẫn cho người mới bắt đầu – Làm quen với xe
Thông tin đầu tiên trong hướng dẫn lái xe bạn cần nắm được đó là tìm hiểu về xe. Với bất cứ ai, bất cứ loại xe nào, việc tìm hiểu, làm quen với xe sẽ giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển xe trong mọi tình huống. Đây cũng là cách để chúng ta có thể đảm bảo an toàn mức cao nhất khi di chuyển.
Một trong số những điều chúng ta luôn cần phải nhớ đó chính là cài dây an toàn trước khi bắt đầu di chuyển ô tô, bao gồm cả người lái và người ngồi sau. Bạn cũng cần chú ý kiểm tra xem cửa kính đã được đóng kín hay chưa trước khi để xe chạy. Đồng thời, kiểm tra cả túi khí và cần nhớ rằng, túi khí sẽ không thể hoạt động nếu như bạn không thắt dây an toàn.
Tiếp theo, chúng ta sẽ chỉnh ghế lái để sao cho vừa tầm điều khiển vô lăng nhất, giúp người lái thoải mái khi điều khiển xe. Góc quan sát của xe cũng cần phải có góc nhìn rộng nhất và chú ý kiểm tra gương cùng tầm nhìn ở phía sau.
Những bộ phận chính ở trong buồng lái xe
Trong buồng lái sẽ có nhiều bộ phận điều khiển, theo đó, người lái cần chú ý tới những bộ phận sau.
- Vô lăng
Vô lăng được sử dụng với mục đích điều khiển hướng chuyển động của mỗi chiếc xe. Theo thiết kế tại nước ta, vô lăng sẽ được bố trí tại vị trí ở bên trái.
- Công tắc còi điện
Có tác dụng phát ra âm thanh trong quá trình xe chuyển động để thông báo cho người đi đường và các phương tiện giao thông khác biết.
- Công tắc đèn
Dùng để bật các loại đèn ở trên xe, sẽ được thiết kế nằm ở bên trái trên phần trục tay lái. Nấc 1 sẽ bật đèn cốt, nấc 2 bật đèn pha và những loại đèn khác. Đèn xin đường sẽ gạt về phía trước hoặc về phía sau.
- Khóa điện
Khóa gồm có các điều khiển là: Lock – Vị trí cắt điện, ACC – Cấp điện hạn chế, ON – Cấp điện an toàn và START là khởi động.
- Bàn đạp ly hợp – Côn
Nằm ở vị trí bên trái của trục vô lăng. Bộ phận này đóng ly hợp với tác dụng nối hoặc ngắt phần động lực từ động cơ tới HTTL. Bàn đạp ly hợp – Côn sẽ được sử dụng khi chúng ta khởi động động cơ, chuyển số cũng như phanh dừng xe.
- Bàn đạp phanh chân
Có vị trí nằm ở mé bên phải của trục vô lăng lái, giữa bàn đạp côn với bàn đạp ga. Bàn đạp này sẽ điều khiển HTP để có thể giảm tốc độ và dừng chuyển động của xe.
- Bàn đạp ga
Nằm ở mé bên phải của trục vô lăng và ngay cạnh bàn đạp phanh. Bàn đạp ga sẽ được điều khiển để có thể cung cấp nhiên liệu cho động cơ xe.
- Cần điều khiển phanh tay
Giúp cho xe có thể đứng yên trên đoạn đường có độ dốc nhất định. Cần điều khiển này còn hỗ trợ cho phanh chân trong các trường hợp cần thiết.
- Công tắc gạt nước
Công tắc được phân chia thành 4 nấc bao gồm: Nấc 0 – Ngừng gạt nước, nấc 1 – Gạt theo từng lần, nấc 2 – Gạt nước chậm, nấc 3 – Gạt nước nhanh.
Các hướng dẫn lái xe ô tô 4 bánh cụ thể nhất
Sau khi đã tìm hiểu xong những bộ phận tại khu vực buồng lái, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số kỹ thuật lái xe cơ bản như sau.
Hướng dẫn lái xe cơ bản – Lưu ý sử dụng số
Đây là một trong các bước cơ bản nhất của việc học lái xe mà chúng ta cần phải nắm thật vững để có thể vận hành xe sao cho đúng cách. Theo đó, nếu bạn sử dụng không đúng sẽ có khả năng gây hỏng hộp số và nguy hiểm nhất chính là gây ra tai nạn.
Trên hộp số xe sẽ có một vị trí khá đặc biệt mà không phải ai cũng sẽ quan tâm và biết cách dùng hợp lý. Đó là vị trí N với dòng xe số tự động và số 0 đối với dòng số tay, hay còn được gọi với cách quen thuộc là “mo”.
Nhìn chung, khi sử dụng hộp số sai, xe có thể hao tổn nhiên liệu khá nhanh và theo thời gian dài sẽ gây ra hư hỏng phần hộp số. Vì vậy trong khi học lái, bạn cần hết sức chú ý tới vấn đề này.
Học lái xe ô tô số tự động
Khi điều khiển xe số tự động, người lái cần quan tâm tới những điều dưới đây:
Lên xe và bắt đầu khởi động:
Khi các bạn đã hoàn tất kiểm tra các điều kiện trên xe cũng như mọi thứ ở xung quanh xe đều ổn, trạng thái trên xe lúc này là: Phanh tay đang ở tại vị trí phanh, cần số đang ở vị trí P và bạn đã ngồi trong tư thế sẵn sàng điều khiển xe.
- Bạn đặt chân gá vào chân phanh rồi khởi động xe, chúng ta nên cho nổ máy khoảng vài giây trước khi để xe lăn bánh.
- Kiểm tra đèn và còi xe có hoạt động bình thường hay không.
- Bạn đạp chân phanh rồi chuyển cần số về D, sau đó nhả phanh tay.
- Chuyển chân sang phần chân ga và bắt đầu di chuyển.
Với xe đang chạy và cần đỗ:
- Bạn đạp phần phanh chân cho tới khi xe đã dừng hẳn, cần giữ nguyên chân tại vị trí bàn đạp này.
- Tiếp theo, kéo phanh tay với lực vừa đủ, không kéo quá mạnh nếu bạn đang đỗ ở phần đường bằng phẳng.
- Đẩy cần số về P là hoàn tất đỗ xe.
Khi xe cần dừng đèn đỏ:
- Chúng ta cũng đạp phanh chân cho tới khi xe đã dừng lại hoàn toàn, vẫn giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh. Nếu thời gian dừng đèn đỏ là ít hơn 10 giây, bạn vẫn giữ chân phanh như vậy cho tới khi đèn giao thông chuyển xanh.
- Tiếp đó, chúng ta chuyển chân sang phần chân ga và tiếp tục di chuyển. Nếu như đèn đỏ nhiều hơn 10 giây, bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh đồng thời vẫn giữ nguyên. Lúc này, bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần thực hiện động tác nhá phanh.
Khi xe đang trong trạng thái di chuyển bình thường:
- Người điều khiển xe đạp phanh rồi đẩy cần số về vị trí D.
- Chúng ta sẽ chuyển chân từ chân phanh sang chân ga để xe tiếp tục di chuyển. Nếu dừng lại lâu hơn, thời gian lâu hơn 30 giây thì bạn hãy kéo phanh tay để cho chân giữ phanh được thoải mái hơn.
Trong trường hợp đỗ xe và kéo phanh tay:
- Trước tiên bạn cần đạp phanh chân rồi đẩy cần số về D.
- Sau đó sẽ nhả phanh tay.
- Cuối cùng là chuyển chân phanh sang bên chân ga và tiếp tục chạy.
Lý giải vì sao khi chúng ta chuyển cần số về vị trí N (Mo) vẫn cần phải đạp phanh hoặc kéo phanh tay là bởi để tránh trường hợp xe bị trôi do địa hình đường. Hoặc phòng ngừa tình trạng có xe ở đằng sau đâm vào đuôi xe bạn gây phản ứng dây chuyền.
Kỹ thuật lùi xe và quay đầu xe
Khi tìm hiểu về các hướng dẫn lái xe hơi, chúng ta cần phải nắm được kỹ thuật lùi cũng như quay đầu xe. Để học thuần thục những thao tác này không phải là điều đơn giản và chúng sẽ được áp dụng vào hầu hết mọi lần điều khiển xe của bạn.
Khi chúng ta lấy xe ra hoặc đỗ xe vào bãi đều sẽ cần sử dụng tới. Để không làm mất nhiều thời gian cũng như gây ra các trở ngại cho những phương tiện xung quanh, bạn cần phải thực hành một cách thật nhuần nhuyễn.
Với đường ở trong thành phố sẽ có nhiều xe di chuyển đông đúc, bạn cần phải quan sát thật kỹ cũng như đảm bảo về khoảng cách vị trí với những xe đang đi hướng ngược lại trong lúc quay đầu. Chúng ta cố gắng ít gây ảnh hưởng nhất tới những phương tiện đang lưu thông khác. Đây cũng là yếu tố quyết định khi bạn cần đỗ xe và không muốn gây ra các va chạm với những xe đang đỗ ở bên cạnh.
Hướng dẫn tập lái ô tô trong trường hợp đường bị ùn tắc
Đây là trường hợp khá khó để tập lái trước, nhưng sẽ có một số bước cơ bản yêu cầu người học lái xe ô tô cần phải nắm chắc trong quá trình tập lái xe. Điều thứ nhất bạn cần nhớ là không bao giờ để cho ô tô bị chết máy, dù là xe xịn vẫn có khả năng bị chết máy trong những con đường dốc và trong khung giờ cao điểm đường bị ùn tắc.
Thứ hai, chúng ta cần chú ý làm chủ tốc độ bởi đây không phải là điều dễ dàng. Nếu tốc độ không được duy trì tốt sẽ làm xe chết máy và các xe phía sau sẽ càng ùn tắc ơn. Bạn cần học được kỹ thuật điều chỉnh xe phối hợp giữa ga và côn sao cho thật thành thục.
Trên đây là những hướng dẫn lái xe an toàn cho người mới học, hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản khi lái xe. Việc quan trọng là bạn cần nhớ về vị trí của hộp số, linh hoạt giữa chân phanh và chân ga, quan sát thực tế đường đi để có thể thuận lợi điều khiển xe trên đường.
ArrayArrayCó thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!