Việt Nam là một trong những quốc gia có thuế nhập khẩu ô tô cao nhất trong khu vực. Chính vì vậy, giá xe khi về nước ta sẽ cao gấp 3.5 – 4 lần so với giá công bố của hãng. Trong những năm gần đây, nhà nước đã điều chỉnh thuế suất nhằm giúp chủ xe giảm chi phí khi mua các dòng xe hơi có xuất xứ từ nước ngoài.
Thuế nhập khẩu ô tô là bao nhiêu?
Hiện nay, các dòng xe hơi ở thị trường Việt Nam chủ yếu là xe hơi nhập khẩu. Hầu hết các thương hiệu đều cho sản xuất xe tại nhà máy chính để đảm bảo chất lượng và mang đến cho khách hàng sản phẩm đồng bộ. Tuy nhiên, hạn chế của xe hơi nhập khẩu là chi phí cao hơn so với xe được sản xuất nội địa do phải “gánh” thêm các loại thuế.
Thuế nhập khẩu xe ô tô là khoản phí khách hàng phải chấp nhận khi mua xe hơi nhập khẩu từ nước ngoài. Thực tế, mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về khoản thuế này. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có thuế nhập khẩu cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, hầu hết các dòng xe nhập khẩu ở nước ta đều có giá bán cao gấp 3.5 – 4 lần so với giá công bố chính thức của nhà sản xuất.
Khi mua xe hơi nhập khẩn, chủ xe sẽ phải chịu thuế nhập khẩu ô tô cùng với các thuế khác. Bên cạnh đó, cần phải tính thêm các loại phí như phí đăng kiểm, phí cấp biển số,… (được gọi chung là giá lăn bánh). Như vậy, khi mua xe hơi, khách hàng sẽ tốn một số tiền khá lớn bên cạnh giá gốc của xe.
Dưới đây là các loại thuế dành cho xe hơi nhập khẩu được cập nhật vào năm 2021:
1. Thuế nhập khẩu ô tô
Thuế nhập khẩu ô tô được hiểu là khoản chi phí phải trả cho việc thu thuế của nhà nước đối với các mẫu xe hơi được nhập khẩu từ những quốc gia khác vào thị trường Việt Nam. Như đã đề cập, khoản thuế này được quy định riêng bởi các quốc gia và Việt Nam là một trong những quốc gia có thuế nhập khẩu cao. Đây cũng là trở ngại đối với khách hàng khi có mong muốn sở hữu những chiếc xe hơi được nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Từ năm 2018 đến nay, nhà nước đã thay đổi chính sách với mong muốn giảm thuế thu nhập nhằm gia tăng sức mua. Ngoài ra để phát triển nền kinh tế ASEAN, nhà nước quyết định không thu thuế đối với những mẫu xe hơi được nhập khẩu từ những quốc gia trong tổ chức này, đơn cử là Thái Lan, Indonesia, Singapore,…
Trong khi đó, các mẫu xe nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Pháp,… đều phải chịu mức phí dao động từ 56 – 74% giá trị xe. Đây là con số khổng lồ khiến cho giá xe tăng lên gấp nhiều lần so với giá được nhà sản xuất công bố. Thậm chí, một số dòng xe nhập khẩu có mức thuế nhập khẩu lên đến 70 – 80%.
Sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFYA) từ năm 2021, nhà nước đã cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình 9 – 10 năm. Cụ thể, xe có phân khối dưới 2.500cc sẽ giảm thuế về 0% sau 10 năm và xe có phân khối lớn hơn 2.500cc sẽ giảm thuế về 0% sau 9 năm (không áp dụng cho xe chở hàng, xe 10 chỗ, xe con và xe đã qua sử dụng).
Từ 1/1/2021, nhà nước cũng đã thay đổi mức thuế nhập khẩu mới cho các dòng xe ô tô nhập khẩu từ Châu Âu với mức thuế dao động từ 60.5 – 63.8% tùy theo dung tích xi-lanh. Động thái giảm mức thuế nhập khẩu giúp khách hàng “dễ thở” hơn khi mua xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, mức giảm đối với các dòng xe ô tô nhập khẩu từ Châu Âu không quá nhiều. Vì vậy trừ những người trong giới thượng lưu, khách hàng Việt vẫn yêu thích sử dụng các mẫu ô tô lắp ráp nội địa hoặc được nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN.
Cách tính thuế ô tô nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu ô tô = Giá nhập khẩu xe + (Giá nhập khẩu * Thuế suất thuế nhập khẩu)
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Ngoài thuế nhập khẩu ô tô, khi mua xe hơi nhập khẩu, chủ xe cũng phải “gánh” thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này có mức thuế dao động từ 40 – 150% tùy theo dung tích xi lanh. Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt là hạn chế tiêu dùng, hạn chế nhập siêu, tăng ngân sách và điều chỉnh hành vi người tiêu dùng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho cả xe lắp ráp, sản xuất trong nước và xe nhập khẩu. Hiện tại, nhà nước đang xem xét đề xuất cắt giảm và điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt để khuyến khích sản xuất – chế tạo ô tô trong nước. Dù vậy, đề xuất này vẫn đang được nghiên cứu và chưa có chỉnh sửa trong năm 2021.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá sau thuế nhập khẩu + (Giá sau thuế nhập khẩu * Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế áp dụng cho tất cả các mặt hàng ở thị trường Việt Nam với mức thuế là 10%. Theo điều 6 và điều 7 tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2016, thuế giá trị gia tăng đối với xe hơi nhập khẩu sẽ được tính theo công thức sau:
Đa phần các dòng xe hơi nhập khẩu đều chịu thuế suất giá trị gia tăng là 10%. Đây cũng là mức thuế suất được áp dụng cho tất cả các mặt hàng trên thị trường nước ta.
4. Thuế trước bạ
Thuế trước bạ (lệ phí trước bạ) là một trong những loại thuế chủ xe ô tô phải chi trả dù mua xe nội địa hay xe nhập khẩu. Thuế trước bạ có sự chênh lệch ở từng địa phương của nước ta, trong đó Hà Nội là nơi có lệ phí trước bạ cao nhất với mức phí là 12%. Các tỉnh thành phố khác sẽ phải trả mức thuế trước bạ rơi vào khoảng 10% giá trị xe. Đây là một trong những loại thuế khá tốn kém khi mua xe hơi – nhất là với các dòng xe hạng sang như Bentley, Mercedes-Benz, Rolls-Royce, BMW, Lexus, Lamborghini,…
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nhập 22% và thuế sẽ được tính vào giá xe. Cũng chính vì vậy mà giá xe nhập khẩu thường rất cao do phải “gánh” thêm thuế bên cạnh chi phí vận chuyển.
Một số loại phí khi mua xe ô tô nhập khẩu
Ngoài các loại thuế trên, khi mua xe hơi nhập khẩu chủ xe sẽ tốn thêm chi phí cho các loại phí sau:
1. Phí kiểm định/ đăng kiểm
Phí kiểm định/ đăng kiểm có giá khá thấp dao động từ 50 – 100.000 đồng mỗi lần đăng kiểm tùy theo loại xe khác nhau. Mục đích của việc kiểm định là đảm bảo xe đạt chuẩn lượng tiêu chuẩn để vận hành (an toàn về kỹ thuật, mức độ phát thải, bảo vệ môi trường,…). Thông thường, chủ xe sẽ phải cho xe đăng kiểm khi mới mua xe và đăng kiểm định kỳ để đảm bảo xe đủ tiêu chuẩn để tiếp tục vận hành.
2. Phí cấp biển ô tô
Khi mua xe ô tô nội địa hay nhập khẩu, chủ xe đều phải tốn chi phí cấp biển. Mức phí này sẽ có sự chênh lệch ở từng tỉnh, thành phố và loại xe. Tùy theo khu vực, phí cấp biển ô tô sẽ rơi vào khoảng 200.000 đồng – 20.000.000 đồng.
3. Phí bảo trì đường bộ
Phí bảo trì đường bộ sẽ được thu khi xe vận hành qua những đoạn đường có trạm BOT. Mức phí này được thu nhằm phục vụ cho công tác bảo trì đường sá và hoàn vốn xây dựng. Mức phí bảo trì đường bộ sẽ dao động từ 130.000 đồng – 1.430.000 đồng/ tháng được áp dụng từ ngày 1/10/2021.
4. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Tất cả các chủ xe cơ giới, bao gồm cả xe ô tô phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô bắt buộc khi mua xe hơi và phải tái tục bảo hiểm khi hết hạn. Bảo hiểm này chịu trách nhiệm bồi thường chi phí cho bên thứ 3 nếu có thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản. Mức bảo hiểm tối đa cho tài sản 100 triệu đồng/ vụ và 150 triệu đồng/ người/ vụ.
Bảo hiểm TNDS là bảo hiểm bắt buộc, khác với bảo hiểm vật chất xe ô tô hay bảo hiểm thân vỏ xe ô tô. Ngoài ra, chủ xe có nhu cầu có thể tham gia bảo hiểm TNDS tự nguyện. Bảo hiểm này có trách nhiệm chi trả số tiền để khắc phục thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản cho bên thứ 8 khi vượt mức bảo hiểm bắt buộc.
Có thể thấy, thuế nhập khẩu ô tô hiện nay đã được điều chỉnh và “dễ thở” hơn so với trước đây. Mặc dù vậy, chi phí đối với các loại thuế, phí khi mua xe hơi nhập khẩu vẫn là một số con số khổng lồ. Tuy nhiên, khách hàng Việt vẫn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách chọn mua xe hơi sản xuất nội địa hoặc mua xe cũ đã qua sử dụng.
ArrayArrayTham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!