Lệ Phí Đường Bộ Xe Ô Tô 5 chỗ – 7 chỗ là bao nhiêu? Cập nhật 2022

Lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ – 7 chỗ là phí bắt buộc mà chủ phương tiện giao thông cơ giới phải chi trả. Khoản phí này được đóng trong suốt thời gian xe lưu hành và được sử dụng để nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường bộ.

Lệ phí đường bộ là gì?

Lệ phí đường bộ hay phí sử dụng đường bộ và phí bảo trì đường bộ là loại phí bắt buộc mà chủ phương tiện tham gia giao thông đường bộ bắt buộc phải nộp. Lệ phí này được sử dụng để xây dựng, nâng cấp và bảo trì hệ thống đường bộ. Nhiều người nhầm lẫn lệ phí đường bộ là phí cầu đường. Tuy nhiên, phí cầu đường chỉ được thu để bù lại chi phí làm đường và sẽ được thu trực tiếp tại các Trạm thu phí BOT.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành sẽ phải nộp lệ phí đường bộ, bao gồm xe ô tô, máy kéo,… Và người nộp có thể là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu phương tiện giao thông cơ giới.

lệ phí đường bộ xe ô tô 7 chỗ
Lệ phí đường bộ xe ô tô là phí bắt buộc mà chủ xe phương tiện giao thông cơ giới phải nộp

Tất cả xe đã đăng ký lưu hành đều phải nộp lệ phí đường bộ, kể cả khi không tham gia giao thông. Trong khi đó, phí cầu đường chỉ phải đóng khi xe lưu hành qua đoạn đường có trạm thu phí BOT. Đóng lệ phí đường bộ xe ô tô vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của chủ phương tiện giao thông. Lệ phí này sẽ được phục vụ để nâng cấp và sửa sang những đoạn đường xuống cấp.

Lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ là bao nhiêu?

Lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ bao nhiêu là băn khoăn của nhiều bạn đọc vì các mẫu xe ô tô 5 – 7 chỗ vẫn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng Việt. Lệ phí sẽ có sự chênh lệch tùy theo số lượng chỗ ngồi và chủ phương tiện giao thông là cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức.

Lệ phí cho mỗi tháng sẽ được cố định cho tất cả xe ô tô 5 – 7 chỗ, không phân biệt xe cỡ nhỏ, trung bình hay cỡ lớn. Nếu đang băn khoăn về biểu phí đường bộ xe ô tô, bạn đọc có thể tham khảo nội dung sau đây:

1. Phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ

Bảng lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ (bao gồm không kinh doanh và kinh doanh dịch vụ) như sau:

lệ phí đường bộ xe ô tô 7 chỗ

2. Phí đường bộ xe ô tô 7 chỗ

Lệ phí đường bộ xe ô tô 7 chỗ sẽ có lệ phí cao hơn so với xe 5 chỗ. Ngoài ra, xe được sử dụng với mục đích kinh doanh hay không kinh doanh đều có mức lệ phí như nhau.

lệ phí đường bộ xe ô tô 7 chỗ

Lưu ý:

  • Trong năm thứ 2 (từ tháng 13 đến tháng 24 kể từ khi đăng kiểm và nộp phí lần đầu), phí 1 tháng chỉ bằng 92% phí của năm đầu tiên
  • Trong năm thứ 3 (từ tháng 25 đến tháng 30 kể từ khi đăng kiểm và nộp phí lần đầu), lệ phí đường bộ xe ô tô 1 tháng bằng 85% mức phí của 1 tháng trong năm đầu tiên.

Công thức tính lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ

Lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ còn phụ thuộc vào thời gian đăng kiểm. Trong trường hợp này, bạn có thể tính chi phí theo công thức sau:

  • Trường hợp đăng kiểm sớm: Tính theo công thức số tháng xe đã lưu hành (không bao gồm thời gian đăng kiểm sớm) x mức phí. Sau đó, cộng với (số ngày trong tháng đến đăng kiểm sớm/ 30 x mức phí).
  • Trường hợp đăng kiểm muộn: Số tháng nộp phí x mức phí. Sau đó, cộng với (số ngày nộp muộn/ 30 x mức phí).

Khi đến đóng lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ, nhân viên thu phí sẽ tính tổng lệ phí bạn cần đóng. Do đó, bạn không nhất thiết phải tự tính.

Thời gian và địa điểm nộp phí đường bộ

Thời gian và địa điểm nộp phí đường bộ cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Nắm rõ những vấn đề này sẽ bạn đóng lệ phí kịp thời, tránh trường hợp chậm trễ và phải nộp phạt.

1. Thời gian nộp phí

Theo Điều 6 Thông tư 293, thời gian nộp phí đường bộ được quy định như sau:

  • Nộp theo chu kỳ đăng kiểm: Tức là chủ xe sẽ nộp lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ trong mỗi lần đăng kiểm. Đối với xe có chu kỳ đăng kiểm từ 1 năm trở xuống, chủ xe sẽ nộp phí cho cả chu kỳ và được cấp tem nộp phí đường bộ với thời gian nộp để tránh phải nộp ở những lần đăng kiểm tiếp theo. Xe có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm, chủ xe sẽ phải nộp phí đường bộ theo năm hoặc nộp theo chu kỳ đăng kiểm đều được.
  • Nộp phí theo tháng: Nộp phí theo tháng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có số phí đường bộ từ 30 triệu đồng/ tháng trở lên. Doanh nghiệp phải nộp trước ngày 1 của tháng tiếp theo.
  • Nộp phí theo năm: Ngoài ra, các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp có nhu cầu cũng có thể lựa chọn thời gian nộp phí đường bộ theo năm. Trước ngày 1/1 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để nộp phí cho năm tiếp theo.

2. Địa điểm nộp phí

Hiện tại, có khá nhiều địa điểm nộp lệ phí đường bộ xe ô tô. Chủ xe có thể tham khảo các địa chỉ có thu lệ phí đường bộ để kịp nộp đúng thời hạn.

lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ
Địa điểm đăng kiểm là nơi thu lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ và 7 chỗ

Các địa chỉ nộp lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ:

  • Các trạm đăng kiểm xe cơ giới
  • Các trạm thu phí đường bộ (thường đặt ở các đường quốc lộ)
  • Ủy ban nhân dân phường, xã, quận/ huyện, thị trấn,…

Địa chỉ nộp lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ là đơn vị đăng kiểm khi đưa xe đăng kiểm định kỳ. Nếu quên đóng hoặc không mang theo tiền, bạn có thể lựa chọn địa chỉ đóng lệ phí gần nhất với nơi sinh sống và làm việc.

Thủ tục mua lệ phí đường bộ xe ô tô

Thủ tục đóng lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ tương đối đơn giản. Để tránh bỡ ngỡ, bạn đọc có thể tham khảo trước thủ tục:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí kiểm định
  • Bước 2: Đưa xe vào kiểm định. Trong trường hợp xe đạt yêu cầu, chủ xe sẽ nộp tờ khai phí sử dụng đường bộ cho nhân viên. Sau đó, chờ một thời gian để nhân viên kiểm tra và ký xác nhận.
  • Bước 3: Sau khi nhân viên đã kiểm tra tờ khai và tiến hành thu lệ phí đường bộ xe ô tô. Sau đó, nhân viên sẽ đưa lại cho chủ xe biên lai, sổ đăng kiểm, tem đăng kiểm, tem nộp phí sử dụng đường bộ,…
  • Bước 4: Sau khi nộp lệ phí, chủ xe dán tem nộp lệ phí đường bộ và tem đăng kiểm lên xe. Việc dán tem lên xe sẽ giúp công an giao thông và các cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm tra khi cần thiết.

Các trường hợp được miễn lệ phí đường bộ

Lệ phí đường bộ được áp dụng với tất cả các chủ xe phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây sẽ được miễn lệ phí đường bộ:

  • Xe chữa cháy
  • Xe cứu thương
  • Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ (xe tải lạnh, xe tang, xe chở khách đi cùng xe tang,…)
  • Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng
  • Xe thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng được loại trừ đóng lệ phí đường bộ xe ô tô:

  • Xe bị hủy hoại do thiên tai hoặc tai nạn
  • Xe bị tai nạn nghiêm trọng không thể lưu hành và mất ít nhất 30 ngày để sửa chữa
  • Xe bị thu hồi biển số, giấy đăng ký
  • Xe kinh doanh vận tải thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên
  • Xe ô tô đăng kiểm ở Việt Nam nhưng hoạt động ở nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên
  • Xe ô tô bị mất trộm từ 30 ngày trở lên

Nộp phí đường bộ chậm có bị phạt không?

Ngoài thắc mắc về lệ phí, thời gian nộp và địa chỉ nộp lệ phí, không ít bạn đọc còn băn khoăn về vấn đề Nộp phí đường bộ chậm có bị phạt không?. Như đã đề cập, lệ phí đường bộ là phí bắt buộc. Nếu chưa nộp thì chủ xe sẽ phải đóng phạt. Phí đóng phạt sẽ được tính dựa trên công thức mức thu phí 1 tháng x thời gian nộp chậm.

lệ phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ
Nộp lệ phí đường bộ xe ô tô muộn sẽ phải nộp phạt tại cơ sở đăng kiểm

Tiền phạt sẽ được đóng tại cơ quan đăng kiểm. Khi cảnh sát giao thông kiểm tra phát hiện quá hạn nộp phí, chủ xe sẽ bị nhắc nhở nhưng không bị xử phạt về hành vi này. Thay vào đó, trong lần đăng kiểm tiếp theo, đơn vị thu lệ phí đường bộ xe ô tô sẽ thu tiền nộp phạt.

Lệ phí đường bộ xe ô tô 5 – 7 chỗ là phí bắt buộc đối với chủ xe. Lệ phí này sẽ được sử dụng để nâng cấp hệ thống cầu đường nhằm giúp các phương tiện giao thông cơ giới thuận lợi hơn khi lưu hành. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, chủ xe đã nắm rõ biểu phí, thời gian nộp và địa chỉ nộp lệ phí đường bộ để tránh những sai phạm không đáng có.

Tham khảo thêm:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *